(VNmorningnews) – Cảnh báo tình trạng tận diệt chim hoang diễn ra ở nhiều nơi. Đặc biệt hiện đang mùa chim di cư, Thừa Thiên – Huế, Việt Nam là địa phương có nhiều hệ sinh thái đặc trưng, nơi trú ngụ của các loài chim bản địa và chim di cư quý hiếm cũng không ngoại lệ

Hiện mùa chim di cư, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã triển khai các biện pháp để bảo vệ đàn chim hoang dã, đồng thời nỗ lực nghiên cứu, khôi phục hệ sinh thái các khu tràm chim, liên tục cảnh báo tình trạng tận diệt chim hoang dã.

Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế, ông Phan Viết Phúc cho biết từ đầu năm 2024 đến nay, các đơn vị tiêu hủy hơn 21.000 mô hình lưới, bẫy kẹp chim trời, triệt phá tụ điểm săn bắt, bẫy, mua bán, giết mổ, kinh doanh, tàng trữ chim trời. Đặc biệt, đơn vị thả về môi trường tự nhiên 255 cá thể chim, chủ yếu là cò. 

tan-diet-chim-hoang-da-mientrung-pha-tam-giang-vietnam
Báo động tận diệt chim hoang dã, cần giữ vẻ đẹp tràm chim Việt Nam

Vào các tháng 9 – 10 hằng năm, nhiều loài chim thường di cư đến các lùm cây, bụi rậm ven đầm phá Tam Giang – Cầu Hai rừng ngập mặn, cánh đồng ở Thừa Thiên – Huế để trú ngụ, tìm kiếm thức ăn. Đây cũng là lúc tình trạng săn bắt, mua bán, tiêu thụ trái phép các loài chim hoang dã diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến quần thể chim di cư cũng như đa dạng sinh học. 

UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã chỉ thị về việc tăng cường quản lý, bảo vệ các loài chim trời, chấm dứt tình trạng tận diệt chim hoang dã nhằm từng bước xây dựng Huế trở thành đô thị với những lâm viên xanh, là nơi trú ngụ an toàn của các loài chim thú, tạo sức hấp dẫn cho du khách, đặc biệt trong bối cảnh các tour du lịch cao cấp ngắm chim đang được du khách nước ngoài ưa chuộng.

Huyện Phú Lộc có diện tích trải dài cùng hệ sinh thái khá phong phú với những đầm phá, ao hồ, rừng và ruộng lúa…, thuận lợi cho các loài chim trú ngụ và di cư.

binh-minh-dam-Chuon-tour -luxury-vietnam
Bình minh trên Đầm Chuồn, Phá Tam Giang, Thừa Thiên-Huế

Được biết, Làng chài Bãi Quả thuộc thị trấn Phú Lộc hướng ra đầm Cầu Hai, là mặt nước cực nam của vùng đầm phá Tam Giang và cồn Chặng Nhứt là khu sinh thái phong phú hàng đầu. Đặc biệt, cồn Chặng Nhứt nằm trong 157,3ha vùng lõi – bảo vệ nghiêm ngặt của 1.270,2ha Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tam Giang – Cầu Hai được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định thành lập ngày 20/2/2020. 

Đàn cò ở Thừa Thiên-Huế

Khu vực này được xác định có 72 loài chim, trong đó có 8 loài quý hiếm, có giá trị bảo tồn như: chích đầu nhọn mày trắng, diều trắng (elanus caeruleus), ó cá (pandion haliaetus), diều ăn ong, ưng Nhật Bản, diều Ấn Độ (butastur indicus), diều đầu trắng (circus spilonotus) và cắt lớn (falco peregrinus).

Gà nước mày trắng Porzana cinerea, loài chim quý phát hiện tại tràm chim đầu nguồn Tam Giang – Ảnh: Nguồn Sở NN-PTNT Thừa Thiên Huế

Ngoài ra, khu vực này còn ghi nhận có 48 loài cá với bốn loài trong danh lục đỏ IUCN (2020) và Sách đỏ VN (2007); 28 loài bò sát với 5 loài có giá trị bảo tồn nằm trong Sách đỏ VN cùng nhiều loài động thực vật quan trọng khác… 

dam-pha-tam-giang-tramchim-thua-thien-hue-vietnam.jpg
Cảnh đẹp phá Tam Giang

Theo nhận xét của TS Lê Mạnh Hùng: “Tràm chim Ô Lâu – Quảng Thái, Thừa Thiên-Huế đã từng ghi nhận nhiều loài chim di cư, trú đông với số lượng lớn như các loài vịt trời, mõng két, rẽ, choắt…”.

chim quy trong sach do

Cũng theo ông Hùng, hiện quần thể trú đông đã giảm sút do việc phá sinh cảnh tự nhiên để xây dựng đập Cửa Lác và trồng lúa nước. Tuy nhiên, nếu có thể tái tạo phục hồi sinh cảnh (cỏ lác) như trước kia thì nhất định các loài chim sẽ di cư về trú đông”.